SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiện thị của website hoặc webpage cho người dùng trên máy các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,… SEO liên quan tới cái thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị.
SEO onpage
Seo onpage là việc tối ưu tất cả những gì trên website của bạn như: Tối ưu nội dung, tối ưu hình ảnh, video, Tối ưu code thừa, Tối ưu UI/UX, tối ưu tốc độ,….
Tối ưu onpage cần cả một quy trình dài hơi, từ việc tối ưu từng chi tiết như: Heading, title, meta description…dựa vào các checklist onpage được đúc kết qua nhiều dự án mà có được. Seo onpage không có một phương pháp cụ thể nào. Mỗi một SEOer sẽ có một phương pháp riêng để tối ưu hoá cho công việc.
SEO Offpage
Seo Offpage ngược lại với SEO onpage. Nếu như SEO Onpage được hiểu là “tôi nói về cái tôi có” thì SEO offpage được hiểu đơn giản là “Người khác nói gì về tối”. Công việc chính của SEO Offpage là việc tối ưu bên ngoài trang, nhưng vẫn chung mục đích đó là cải thiện, nâng cao thứ hạng website. Công việc SEO Offpage bao gồm:
Build link (tạo backlink cho website)
Social Branding (Hệ thống mạng xã hội)
Public Relations (Các hoạt động Pr cho website)
Nếu như tôi ví trang web của bạn như một “cửa hàng online” trưng bày các sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì công việc SEO chính là giúp cho cái “cửa hàng” đó để trưng bày ở vị trí ưu tiên đến khách hàng. Vị trí ưu tiên chính là việc mà website của bạn đứng top các truy vấn mà khách hàng tìm kiếm. Nếu lượt tìm kiếm và khách hàng ghé thăm nhiều thì sẽ có doanh thu, lợi nhuận hơn.
SEO giúp cho website của doanh nghiệp được lan tỏa, thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, SEO là một công cuộc không thể thiếu trong một chiến dịch marketing tổng của của thương hiệu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
SEO là một loại hình Marketing vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là xây dựng content và nghiên cứu từ khoá, SEO còn liên quan tới các khía cạnh như tối ưu trải nghiệm người dùng, bảo mật dữ liệu và áp dụng công nghệ mới.
No products in the cart.