Từ những hạt cà phê đầu tiên được người Pháp mang tới vào thế kỷ 19 tới những tách cà phê thủ công được pha chế điêu luyện ngày hôm nay, cà phê đã dần trở thành một phần không thể thay thế trong văn hoá và đời sống của người Việt.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một nơi để thưởng thức những tách cà phê thơm ngon, tinh tuý nhất, Klei khan đã tổng hợp các địa điểm hàng đầu Việt Nam được những du khách bình chọn là phù hợp nhất để uống cà phê.
Không thể phủ nhận thành phố Hồ Chí Minh và nhịp sống sôi động bậc nhất tại đây đã và đang sở hữu ảnh hưởng sâu sắc đối với văn hoá cà phê hiện đại của Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh ra khái niệm “cà phê bệt” – mộc mạc theo đúng nghĩa của nó, đó là những tiệm cà phê nơi khách ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp trên vỉa hè, đôi khi chỉ cần lót một miếng bìa carton, hoặc ngồi bệt trên nền đất – và thưởng thức món cà phê sữa đá nổi tiếng làm từ cà phê Việt Nam rang đậm, pha với đá và sữa đặc.
Người Hà Nội chuộng cà phê nguyên bản nhưng phải đậm đà. Phần lớn mọi người sẽ gọi một ly cà phê phin sánh đậm, có thể dùng kèm một chút sữa đặc hoặc vài muỗng đường.
Bên cạnh hương vị, thú thưởng thức cà phê ở Hà Nội còn ở việc la cà quán xá. Làn sóng cà phê hiện đại của thế hệ mới đã và đang tạo dấu ấn với những người yêu cà phê qua những tách cà phê thủ công được pha từ hạt arabica, hay pha trộn robusta cao cấp để tạo nên một ly cà phê màu nâu trong chứa đựng vô vàn hương vị tinh tế. Hà Nội cũng không thiếu những quán cà phê có không gian tuyệt đẹp có thể tìm thấy trong mọi ngõ ngách của thành phố.
Đà Lạt là thành phố quá đỗi quen thuộc với cái tên “thành phố mộng mơ”, điều thu hút du khách đến nơi đây là không khí se se lạnh của thành phố, phong cảnh núi rừng hùng vĩ, hay có khi là những tiệm cà phê ấm cúng được bài trí theo phong cách núi rừng. Những tiệm cà phê Đà Lạt thường “trú ngụ” bên những sườn dốc, hay sâu trong các thung lũng, hoặc tại những đồn điền trang trại cũ – hoà hợp hoàn hảo với thiên nhiên.
Một trong những xưởng chế biến cà phê độc đáo tại đây là trang trại và xưởng rang cà phê K’Ho, thuộc sở hữu của gia đình K’Ho – một nhóm dân tộc thiểu số sống du mục ở vùng cao nguyên. Tại đây, người yêu cà phê có dịp tìm hiểu về những phương pháp sản xuất cà phê truyền thống và tận hưởng hương vị cafe K’Ho mượt mà, cân bằng rất dễ chịu với sự cộng hưởng có một không hai từ những nốt hương caramel và hạnh nhân.
Đây là thủ phủ cà phê của Việt Nam, Buôn Ma Thuột là một trong những vùng sản xuất cà phê lớn nhất thuộc cao nguyên miền Trung và là một trong những địa điểm đáng để dừng chân của những tín đồ cà phê. Địa hình đất đỏ bazan màu mỡ đã ban cho thành phố này nhiều điều kiện lý tưởng để trồng lên những hạt cà phê thơm ngon nhất. Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức cà phê Buôn Ma Thuột – với mùi thơm hấp dẫn, vị cà phê như cuộn lại nơi đầu lưỡi, tiếp nối bởi vì đắng và lưu dấu với hậu vị đậm đà.
Làng Cà phê Trung Nguyên và Bảo tàng Cà phê Thế giới là 2 điểm đến nổi tiếng để khám phá những “cổ vật” trong thế giới cà phê, ví như cốc đựng cà phê kiểu cổ, các dụng cụ thu hoạch cà phê truyền thống của vùng cao nguyên…
Dù chỉ đang tìm một cốc cà phê đen mua mang đi hay đi cà phê với bạn bè, sẽ luôn có một quán cà phê ở Vũng Tàu phù hợp với mọi nhu cầu nào của bạn. Hiện nay, Vũng Tàu là nơi thu hút đông đảo khách du lịch, những quán cà phê cũng bắt đầu hình thành và đầy ắp khách ngồi, phục vụ các món cà phê mới lạ thơm ngào ngạt.
Với số lượng cà phê tư nhân nở rộ trong những năm, có thể nói Đà Nẵng như bước ra từ trong giấc mơ của một người yêu cà phê. Những con đường sát biển ở Đà Nẵng là nơi có đầy đủ từ sạp cà phê đường phố, nhà rang cà phê đặc sản, cho tới những quán cà phê bài trí đẹp mắt, ăn ảnh – nơi không không khi nào vắng âm thanh từ máy rang xay và pha cà phê.
Pleiku luôn đứng đầu trong danh sách những điểm đến đáng mơ ước của những người yêu cà phê. Thuộc tỉnh Gia Lai ở miền Trung, thành phố này có những điều kiện địa lý vô cùng phù hợp để gieo trồng cà phê. Pleiku là vùng cao nguyên, lại gần đường xích đạo – nơi đối mặt với tia cực tím gay gắt nhất nhưng cũng có nhiệt độ thấp nhất này chính là những yếu tố để tạo nên hạt cà phê nhiều hương vị và còn tốt cho sức khỏe. Khí hậu mát lạnh ở vùng cao cũng làm cho hạt cà phê lâu chín hơn, cứng cáp hơn những loại được gieo trồng ở vùng thấp. Quá trình trưởng thành chậm này vô tình bồi đắp thêm hương vị đậm đà cho hạt cà phê.
Như một lẽ tự nhiên, cà phê đã trở thành một phần văn hoá của địa phương tại Pleiku và người dân bản địa cũng rất tự hào với những mẻ cà phê chất lượng cao của họ.
Trên đây là những địa điểm hấp dẫn mà Klei khan đã tổng hợp lại cho những tín đồ yêu cà phê có thể dừng chân và thưởng thức những tách cà phê ngon
No products in the cart.