Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ, nhưng làm thế nào để giải quyết các mâu thuẫn ấy một cách nhanh chóng và hiệu quả để có một môi trường lành mạnh.
Bài viết dưới đây Kleikhan sẽ mách bảo cho bạn cách giải quyết mâu thuẫn trong môi trường công sở.
Có hàng trăm lý do dẫn đến xung đột, vì vậy để kỹ năng giải quyết xung đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính của nó. Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là vấn đề quan trọng đầu tiên bạn phải làm, bởi nếu không biết được nguyên nhân bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, phải giải quyết vấn đề gì và làm thế nào để các bên cùng cảm thấy được đối xử công bằng, không thiên vị.
Khi đã xác định được nguyên nhân của xung đột, bạn cần tiếp tục tìm ra chủ nhân tạo ra mâu thuẩn trong môi trường công sở này là ai. Bởi xung đột là do những tranh cãi cá nhân hoặc tập thể về vấn đề gì đó nhưng không tìm được tiếng nói chung, lâu ngày mối quan hệ giữa các thành viên càng bị đẩy ra xa, dẫn đến những hiểu nhầm giữa người này với người kia, tập thể này với tập thể kia. Do vậy, để giải quyết được xung đột bạn cần phải tìm được nút thắt chính của nó và tìm cách thảo gỡ.
Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tin bạn hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.
Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên không đồng nhất về quan điểm, vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo mà hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào sự gượng ép, như vậy không chỉ tháo gỡ được sự khó chịu của mà mà sẽ khiến cho xung đột tăng cao hơn.
Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi lúc này các bên đều muốn mình là người đúng và được người khác ủng hộ. Nếu vô tình bạn bênh vực bên nào đó sẽ khiến họ nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ bạn biết đều đúng sự thật, bạn không bị bên nào che mắt. Có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.
Khi bạn là trọng tài, bạn cần phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử. Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi đó cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhường nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ nhận được thất bại thảm hại. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hiệu quả nhất.
Là con người, chúng ta luôn bị chi phối bởi cảm xúc. Sự khác biệt về giới tính, tính cách, tôn giáo, hay thậm chí là sở thích và gu ăn mặc… có thể khiến ta không thực sự yêu mến một người nào đó, nhưng tất cả những yếu tố này cần phải được loại bỏ khỏi cuộc tranh luận. Thông thường, công kích cá nhân là biểu hiện của sự tức giận và đuối lý. Thậm chí, đôi khi nó còn cho thấy tâm lý bất an và mặc cảm của chính người tấn công.
Vậy, xử trí ra sao nếu bạn là người bị công kích? “Bình tĩnh tạo nên sự quý tộc”, bạn không cần phải cãi nhau tay đôi với một người đã bị cảm xúc lấn át. Điều này không đồng nghĩa với việc ngồi im chịu trận, hãy lịch sự yêu cầu người có thẩm quyền can thiệp, hoặc từ chối trò chuyện nếu đối phương vẫn tiếp diễn.
Chà, nói vu vơ vậy thôi trúng ai thì trúng… Việc tối kỵ khi tranh luận nơi công sở chính là những lời bóng gió đầy ẩn ý, làm mất thời gian của tất cả mọi người. Những câu nói như vậy có giúp mọi người hiểu rõ vấn đề hơn không? Không.
Trong khi nóng giận, việc bóng gió, mỉa mai có thể đem lại cảm giác thỏa mãn nhất thời nhưng cái giá phải trả sẽ là sự tổn thương lâu dài tới mối quan hệ đồng nghiệp. Thay vào đó, cách giao tiếp gãy gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề cho thấy sự chuyên nghiệp và chắn hẳn sẽ được tôn trọng hơn nhiều. Đừng để xung đột công sở trở thành hiềm khích cá nhân khó gỡ bỏ.
No products in the cart.